Hợp tác cạnh tranh để thành công trong kinh doanh
Hợp tác cạnh tranh Co-opetition, còn được viết là “coopetition,” là sự kết hợp của hai từ hợp tác (cooperation) và cạnh tranh (competition). Thuật ngữ này mô tả các tổ chức vừa cạnh tranh vừa hợp tác để nắm bắt giá trị trong thị trường của họ. Hợp tác cạnh tranh là một hướng phát triển mà nhiều doanh nhân có thể không biết đến và chưa khai thác.
Tiến sĩ Steve Renz – Giám đốc Đào tạo và Phát triển của BNI Toàn cầu, cho rằng sự hợp tác cạnh tranh có thể được coi là một chiến lược kinh doanh giúp các chủ doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp lớn và các chủ doanh nghiệp uy tín tiến tới một bước chuyển mình mạnh mẽ.
Cạnh tranh từ trước đến nay vẫn là điều luôn được giảng dạy trong các trường kinh doanh. Tuy nhiên, với gần một nửa số doanh nghiệp thất bại trong 5 năm đầu, nền kinh tế trở nên bất ổn hơn, kỳ vọng của khách hàng thay đổi, và thị trường ngày càng phức tạp, đây là lúc thích hợp để xem xét chiến lược hợp tác cạnh tranh.
Tại Sao Nên Tìm Kiếm Đối Tác Hợp Tác Cạnh Tranh?
Sự chuyên môn hóa cho phép các doanh nhân và các thành viên của các tổ chức networking như BNI hợp tác với đối thủ cạnh tranh của mình để tạo ra giá trị trong thị trường của họ.
Vào năm 1983, khi tôi là một nhà tư vấn quản lý, tôi đã làm việc cùng với các nhà tư vấn quản lý khác, những người có chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau. Lĩnh vực của tôi chủ yếu là lập kế hoạch chiến lược và nhân sự, và tôi đã làm việc với một số nhà tư vấn quản lý có thể coi là đối thủ cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, họ tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực tài chính, và chúng tôi làm việc cùng nhau với sự đồng thuận rằng: “Tôi không lấy khách hàng của bạn, bạn không chiếm khách hàng của tôi.” Chúng tôi hợp tác một cách rất chặt chẽ, mặc dù xét về mặt chuyên môn, chúng tôi là đối thủ cạnh tranh của nhau. Điều này cho phép chúng tôi mở rộng kinh doanh trong khi vẫn làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình và cung cấp dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng.
Tiến sĩ Renz đã thực hiện một nghiên cứu định tính cho thấy hầu hết các mối quan hệ hợp tác cạnh tranh bắt đầu từ những mối quan hệ mà họ đã quen biết trước. Dù đó là mối quan hệ cá nhân hay mối quan hệ công việc, hầu hết những người thành công trong việc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác cạnh tranh đều dựa vào mối quan hệ đã có từ trước với bạn bè, gia đình và người mà họ từng làm việc cùng. Họ đã tận dụng mạng lưới của mình để tạo ra và xây dựng những quan hệ đối tác chiến lược đó.
Yếu tố số một mà mọi người tìm kiếm trong hợp tác cạnh tranh là sự tin tưởng. Nếu bạn định tham gia vào một mối quan hệ hợp tác cạnh tranh, sự tin tưởng phải tồn tại vì danh tiếng của bạn và họ sẽ liên kết với nhau. Các đối tác cũng cần phải có năng lực đã được chứng minh; họ cần phải có khả năng thực hiện và đáp ứng các tiêu chuẩn của nhau cũng như tiêu chuẩn của khách hàng.
Sự hợp tác sẽ hiệu quả hơn khi các bên có cùng văn hóa, có giá trị chung và có sự tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, họ cũng cần phải có kỳ vọng về sự tương hỗ – rằng sẽ hợp tác để hỗ trợ lẫn nhau. Đây sẽ không phải là một mối quan hệ một chiều.
Bốn Giai Đoạn Của Hợp Tác Cạnh Tranh
Có bốn giai đoạn thường diễn ra khi bạn xây dựng một mối quan hệ hợp tác cạnh tranh.
- Khởi Đầu: Giai đoạn này nhằm xác định các lỗ hổng trong dịch vụ của bạn và thảo luận về những gì đối tác tiềm năng của bạn có thể mang lại. Nó bắt đầu với quá trình giao tiếp, đánh giá khả năng của đối tác và hình thành các kỳ vọng trong các cuộc thảo luận ban đầu.
- Phát Triển: Trong giai đoạn này, các đối tác xây dựng niềm tin trong khi phát triển mối quan hệ và quyết định cách họ sẽ làm việc cùng nhau. Nghiên cứu của Tiến sĩ Renz cho thấy trong Giai đoạn Phát Triển nếu mối quan hệ ban đầu mang tính cá nhân, nó sẽ dần trở nên chuyên nghiệp hơn. Ngược lại, nếu bắt đầu là mối quan hệ công việc, nó sẽ trở nên thân thiết hơn.
- Đánh Giá: Đây có thể là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình này. Khi các đối tác hợp tác cạnh tranh làm việc cùng nhau, họ cần bắt đầu đặt câu hỏi: Chúng ta có đạt được giá trị mong đợi từ mối quan hệ này không? Có cần cải thiện gì không? Đã đến lúc tách ra hay nên tiếp tục hợp tác?
- Duy Trì: Đây cũng là một giai đoạn quan trọng. Nó bao gồm việc tiếp tục giao tiếp, xác định thêm các cơ hội cho nhau và đảm bảo mối quan hệ tiếp tục phát triển nếu cả hai bên quyết định rằng nó có lợi và sinh lợi.
Hợp tác cạnh tranh là một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ, và các doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như các chapter BNI. Đây là một cách tiếp cận dựa trên tư duy dồi dào thay vì tư duy khan hiếm. Bạn đã có trải nghiệm gì khi hợp tác với một đối thủ tiềm năng theo cách hợp tác cạnh tranh? Hãy chia sẻ trong phần bình luận.
(Nguồn: Ivan Misner)
BNI Việt Nam